Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Cây ba rô có thuộc ngũ vị tân?


Từ nhỏ thì tôi đã biết người ăn chay không dùng ngũ vị tân. Khi đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm lại được biết Phật dạy rằng:

"- A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền và ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.

- A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.

- Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.

- A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất."

Bởi thế, cũng đã rất lâu rồi tôi không dùng hành hẹ nén tỏi kiệu.

Mới hôm trước về quê thăm đứa em gái, nó dạy cho nấu mấy món chay. Trong đó món canh có dùng cây ba rô để phi dầu, nó bảo cây ba rô thay được hành, người ăn chay dùng được, không sao.

Hôm qua có thời gian nấu thử món canh em gái dạy, cũng dùng ba rô phi lên thơm phức, món canh thật hấp dẫn và vừa miệng. Nhưng sau bữa ăn được vài tiếng thì đầu tôi đau áy óc. Cái cảm giác đau đầu y như lúc trước mỗi khi ăn tỏi hay hành. Mà lâu rồi tôi cũng không có đau đầu như vậy...

Rồi ... có vấn đề ... Ngắm nghía lại kỹ cây ba rô, thân trắng, lá xanh, mùi thì nồng nặt như hành, nghe công đầu quá...!

Gọi hỏi người quen thì mới biết, cây ba rô chẳng khác chi hành, ăn ba rô cũng như ăn hành mà thôi.

Kẻ tu đạo chớ nên dùng ngũ vị tân trong đó có cả cây ba rô!

Chú thích:
* Cây ba rô hay còn gọi là cây boa rô, từ gốc trong tiếng Pháp là Poireau. Link tham khảo:
http://fr.wikipedia.org/wiki/Poireau
http://en.wikipedia.org/wiki/Leek
http://images.google.com.au/images?q=T%E1%BB%8Fi+t%C3%A2y+pictures&oe=utf-8&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&um=1&ie=UTF-8&ei=YyiOS83-KJGmswOsyZGxCA&sa=X&oi=image_result_group&ct=title&resnum=1&ved=0CBQQsAQwAA
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Fi_t%C3%A2y

** Đoạn Kinh Thủ Lăng Nghiêm trên đây được trích từ link sau:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-742_5-50_6-2_17-88_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

7 comments:

Nặc danh nói...

Những loại thức ăn có họ hàng với ngũ tân thì người tu hành đều nen xa lánh.
Khoa học đã tìm ra những chất tốt trong ngũ tân. Tuy nhiên, những chất ấy vẫn tồn tại trong các loại rau, củ, quả khác. Thế cho nên: nếu thực sự cần những chất ấy, thì ta còn có nhiều lựa chọn khác, thay vì ăn ngủ tân.
A Di Đà Phật.

Unknown nói...

Cám ơn bài viết rất hay

Nặc danh nói...

Cảm ơn đã chỉ dạy cho chúng con đê quá trình tu tập con k mắc quá nhiều sai sót đạt đc kết quả tốt nhất.

Nặc danh nói...

A DI ĐÀ PHẬT con cám ơn người viết ra bài này nó rất bổ ích ạ

NTKP Vô Ngã Vô Ưu nói...

Ngũ vị tân gồm: hành, hẹ, tỏi, kiệu, cây Hin gu (ở Ấn Độ) không ạ?

erectile nói...

I am curious to find out what blog system you are utilizing? I'm experiencing some minor security problems with my latest site and I would like to find something more safeguarded. Do you have any suggestions?

erectile dysfunction remedies nói...

Hello there! I just would like to offer you a big thumbs up for the excellent info you've got here on this post. I am coming back to your site for more soon.

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates